Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?

Thậm chí còn đưa ra một số dẫn chứng như việc một người học y dược nhưng sau đó lại kinh doanh quần áo, hay về thầy giáo nọ vốn học ngành cơ khí nhưng sau đó trở thành giáo viên dạy tiếng Anh…Thực tế đây đều là những câu chuyện có thật và không mấy hiếm trong xã hội hiện nay.

Tuy nhiên, vấn đề này nên được đặt ra và nhanh chóng tìm hướng giải quyết, giảm thiểu tình trạng làm trái ngành chứ không nên trở thành một điều bình thường khiến các học sinh không còn đặt nặng việc tìm kiếm ước mơ và chọn ngành học là sở trường của chính mình cho dù học bất cứ hệ đào tạo nào Cao đẳng, Trung cấp hay một cái nghề.

Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?

Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?Không thể phủ nhận mặc dù công tác tư vấn tuyển sinh đã được đẩy mạnh qua các năm nhưng vẫn còn nhiều học sinh mơ hồ với ngành nghề mà bản thân theo đuổi. Nhiều thí sinh đến nay, khi chuẩn bị đến giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng vẫn đặt ra các câu hỏi như ngành này sẽ học những gì, tốt nghiệp xong sẽ làm gì?…
Mặc dù các trường đại học, cao đẳng có giới thiệu, mô tả ngành song vẫn không quá rõ ràng. Các trường cần đưa ra những ví dụ để học sinh dễ hình dung. Bởi lẽ học sinh học 12 năm, chỉ được tiếp thu chủ yếu là những kiến thức rời rạc về từng môn học, hiếm có những bài kiểm tra yêu cầu phải có kiến thức thực tế, tích hợp trong khi ngành học là sự kết hợp giữa các môn.

Học sinh cũng không có những trải nghiệm về ngành nghề nên dẫn đến việc chỉ biết tên ngành nhưng không rõ về chương trình học cũng như các yêu cầu của ngành.

Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?
Hiện ở TP.HCM có hai khu vui chơi, hướng nghiệp. Một số bạn trẻ sẽ bật cười và nghĩ rằng nó quá tuổi với bản thân, tuy nhiên đây lại được xem là bước cơ bản nhất để hình dung về ngành nghề mà các bậc phụ huynh nên để con trẻ có cơ hội trải nghiệm.
Các bạn học sinh nên tham gia các dự án xã hội, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng hoặc đơn giản là câu lạc bộ, hội nhóm giải trí để có thể biết bản thân thuộc loại người nào. Tính cách có thể góp phần định hướng ngành nghề, những người hướng nội sẽ thích hợp với ngành gì, những người thích giao tiếp, đi đây đi đó sẽ phù hợp với ngành gì.

Đặc biệt, trong các tổ chức, câu lạc bộ thường có những phân ban như ban truyền thông, ban đối ngoại, hậu cần… có thể giúp các bạn “trải nghiệm” các công đoạn cơ bản mà mọi ngành nghề đều cần như lên kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức… từ đó dễ hình dung hơn bản thân sẽ thích hợp ở khâu nào. Là một người “đầu não” hay là người đứng ra chỉ đạo hay trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm?

Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?
Ngoài ra, đọc thật nhiều sách, nghe tâm sự, tư vấn từ các anh chị sinh viên, người đã đi làm để “mượn” trải nghiệm cho bản thân cũng là một cách để tìm ra ước mơ hiệu quả.
Vẫn còn hơn 10 ngày để lựa chọn kỹ càng ngành nghề thích hợp nhất với mình, các bạn học sinh không nên quá bối rối và hấp tấp, cần kỹ càng trao đổi với bạn bè, gia đình và một phần tự tìm hiểu để chắc chắn về ngành học mình đã chọn. Không nên e ngại việc đổi nguyện vọng trong những phút chót bởi vì nếu chọn sai, thời gian bạn lãng phí vào những năm đại học, cao đẳng sẽ không thể lấy lại được.
Nguồn: thanhnienonline.vn

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other