Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
“Xuất khẩu” điều dưỡng: Cơ hội hấp dẫn

Hiện điều dưỡng người Việt làm việc tại các bệnh viện nước ngoài khá nhiều và được đánh giá cao về tay nghề.

Ngày nay, nhiều trường đang đầu tư vào ngành đào tạo Điều dưỡng để đón đầu nhu cầu lớn trong tương lai. Tuy nhiên, còn khá nhiều rào cản đến từ việc thiếu giảng viên và trang thiết bị hiện đại.
Ông Trần Thanh Hải, chuyên gia kinh tế, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, một trường có ngành đào tạo Điều dưỡng theo mô hình 2+2, đã đưa được nhiều sinh viên sang Đức học nghề và làm việc. Ông đã có những chia sẻ về triển vọng và khó khăn trong việc đầu tư cho ngành học này.
Thế giới thiếu điều dưỡng
Phóng viên: Thưa ông, ngành ĐD đóng vai trò quan trọng ra sao cho xã hội, đặc biệt khi thế giới mới trải qua đại dịch?
+ Ông Trần Thanh Hải: Nhu cầu ĐD ngày càng lớn vì ĐD viên không chỉ làm việc tại bệnh viện mà còn ở các khu vực khác như viện dưỡng lão, chăm sóc người bệnh tại nhà… Hiện các nước phát triển đang rất thiếu ĐD chứ không riêng Việt Nam.
“Xuất khẩu” điều dưỡng: Cơ hội hấp dẫnÔng Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông
Đào tạo điều dưỡng cần phải là ưu tiên quốc gia, đặc biệt khi giai đoạn dịch bệnh vừa qua đã làm nổi bật lên những vấn đề tồn tại lâu nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một thống kê của BV Việt Đức cho thấy ở Việt Nam, một bác sĩ chưa có đến hai ĐD, trong khi theo quy định là cần đến 3,5 điều dưỡng viên. Do đó, các trường cần đẩy nhanh tốc độ đào tạo để bổ sung nguồn lực vì lợi tức đầu tư vào điều dưỡng cho chăm sóc sức khỏe là vô giá.
Nguyên nhân của việc thiếu Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng được xem là cánh tay nối dài cho bác sĩ vì điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân từ hướng dẫn của bác sĩ như việc ăn uống đúng cách đến thực hành các bài tập vật lý trị liệu, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe. Ngoài việc thực hành công việc tại bệnh viện, Điều dưỡng còn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ kiểm soát những bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền nhiễm và chăm sóc ngoại trú cho người già như bác sĩ gia đình…
“Xuất khẩu” điều dưỡng: Cơ hội hấp dẫnBà Alexandra Schulz, Giám đốc nhân sự BV Rhein-maas thuộc Tập đoàn BV Knappschaft, bang Nordrhein Westfalen, CHLB Đức (bìa phải), hướng dẫn sinh viên điều dưỡng.
Có thể nói điều dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, do áp lực công việc lẫn thu nhập chưa tương xứng đã dẫn đến việc nhiều điều dưỡng có chuyên môn giỏi bỏ nghề. Ngoài ra, việc thiếu sự định hướng nghề nghiệp cũng khiến nhiều người không hứng thú theo học.
 Tay nghề Điều dưỡng người Việt có đạt yêu cầu đối với đối tác nước ngoài không, thưa ông?
Hiện Điều dưỡng người Việt làm ở các bệnh viện nước ngoài khá nhiều, cung không đủ cầu. Trường chúng tôi mỗi năm có hơn 100 em tốt nghiệp nhưng cũng không đủ đáp ứng cho các bệnh viện trong và ngoài nước.
Thực tế, tính cách của người Việt khá phù hợp với ngành Điều dưỡng. Đó là tinh thần chịu thương chịu khó, cần cù, bảo bọc, chăm sóc cho người khác. Các đức tính này kết hợp với quy trình đào tạo quy củ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến thì Điều dưỡng Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với Điều dưỡng nước ngoài.
Cần hỗ trợ đầu tư ban đầu
Có phải Điều dưỡng người Việt vẫn chưa cạnh tranh được với Philippines?
Người Philippines cũng có những tính cách tương tự người Việt, chăm chỉ, yêu thích môi trường gia đình và chăm sóc người lớn tuổi, đó là nhân tố quan trọng tạo nên ngành Điều dưỡng.“Xuất khẩu” điều dưỡng: Cơ hội hấp dẫnĐiều dưỡng Nguyễn Trương Bích Trâm (bên phải) thực tập tại BV Pflege mit Herz.
Người Philippines còn có một khả năng nổi trội hơn đó là dùng tiếng Anh thành thạo vì đó là ngôn ngữ thứ hai của họ. Nhờ đó họ dễ dàng làm việc tại các nước phương Tây hay ở Mỹ.
Ngôn ngữ là cấu phần quan trọng nhưng yếu tố then chốt chính là giáo viên của Philippines đều tốt nghiệp ngành Điều dưỡng từ các trường tại châu Âu và Mỹ. Chất lượng giảng viên tốt giúp họ có ưu thế hơn rất nhiều trong việc cạnh tranh ở ngành này.
Chính vì thế, Điều dưỡng Việt Nam chen chân vào thị trường Mỹ là rất khó. Chúng tôi đã thử đưa giáo viên qua học tại Philippines để thi các chứng chỉ Điều dưỡng Mỹ nhưng chỉ có một số ít vượt qua kỳ thi này. Bù lại, một khi đạt được chứng chỉ thì sẽ rất dễ làm nghề Điều dưỡng tại Mỹ với mức lương rất cao, không dưới 80.000 USD/năm.
Ngoài rào cản ngoại ngữ, người Việt còn hạn chế về thể hình nhỏ bé, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Ở các nước phương Tây, người làm nghề Điều dưỡng đều sử dụng máy móc. Chẳng hạn, nâng bệnh nhân hay thực hiện quá trình vệ sinh cho người bệnh đều có máy móc hỗ trợ. Nhiều quy trình chăm sóc bệnh được tự động hóa hoàn toàn.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép thể trạng người nhỏ vẫn chăm sóc người cao lớn hơn bằng phương tiện hiện đại nên vấn đề này không đáng ngại.
Cái đáng lo hơn là Việt Nam rất thiếu thiết bị để đưa vào đào tạo. Quá trình đào tạo Điều dưỡng có ba trụ cột chính là lý thuyết, phòng thực hành mô phỏng lâm sàng (skills lab) và thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
Trong đó, skills lab với các thiết bị hiện đại đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên có kỹ năng thực hành tốt, qua đó gia tăng chất lượng làm việc sau này. Các thiết bị đào tạo này rất đắt, 10.000-20.000 USD cho những thiết bị xách tay nhỏ và lên đến hàng trăm ngàn USD cho các thiết bị lớn. Có tiền mua thiết bị học đã khó mà việc giảng viên sử dụng được thiết bị thành thạo để giảng dạy cũng là cả vấn đề.
Chưa kể lương trả cho giảng viên phải tốt để thu hút và giữ được người giỏi. Ngành đào tạo Điều dưỡng tốn rất nhiều chi phí đầu tư. Thiếu nguồn lực đồng nghĩa chất lượng sinh viên sẽ giảm, khó đáp ứng nhu cầu thực tế.
Theo ông, Nhà nước cần có chính sách gì để hỗ trợ ngành này phát triển?
Theo tôi, chính sách cần nhất lúc này là hỗ trợ tín dụng. Với mức vay ưu đãi, các trường sẽ mua được trang thiết bị mới để phục vụ đào tạo. Có như vậy thì ngành Điều dưỡng sẽ có chất lượng đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành không thua nước ngoài. Hiện nay, các trường đào tạo Điều dưỡng tại Việt Nam có lợi thế là sinh viên năm nhất đã được đi thực hành lâm sàng trong khi các nước bạn tới năm hai, năm ba mới đi.
Lợi ích cho sinh viên với mô hình đào tạo điều dưỡng 2+2
Theo ông Trần Thanh Hải, các sinh viên 2+2 nằm trong chương trình đào tạo liên kết giữa trường với đối tác tại Đức. Học viên được tiếp cận chương trình đào tạo Điều dưỡng theo giáo trình nước ngoài hoàn toàn bằng tiếng Đức. Hai năm đầu, sinh viên được đào tạo trong nước và học ngoại ngữ, sau đó tiếp tục được đào tạo ở Đức theo hình thức vừa học vừa làm được trả lương.
Giai đoạn học và làm việc tại Đức sẽ giúp các em trưởng thành hơn về nghề nghiệp và ngôn ngữ. Những sinh viên này được nhận mức lương 1.300-1.500 euro/tháng. Sau khi hoàn tất việc học, sinh viên có thể làm việc lâu dài tại Đức với mức lương lên đến 3.500 euro/tháng. Hiện ĐD tốt nghiệp chương trình này được nước sở tại đánh giá cao về chất lượng nhân lực.
“Xuất khẩu” điều dưỡng: Cơ hội hấp dẫnNGUYỄN TRƯƠNG BÍCH TRÂM (bên phải),hiện làm chuyên viên Điều dưỡng tại Pflege mit Herz, Viện ĐD ở Gera (bang Thüringen, CHLB Đức)
Tôi tham gia chương trình du học nghề Đức từ năm 2018. Đến ngày 1-9-2019, tôi sang Đức nhập trường học nghề Điều dưỡng tạiViện Điều dưỡng ở Gera, bang Thüringen. Không phải tốn tiền học, mỗi sinh viên nhận được tiền trợ cấp học nghề từ 1.000 euro/tháng cho năm học đầu tiên. Sau khi trừ đi các khoản chi phí ăn uống, đi lại, nhà ở và thuế thì tôi có thể dành dụm được 200-300 euro/tháng cho năm học đầu tiên. Các năm học kế tiếp, mức trợ cấp được tăng lên 1.300-1.500 euro/tháng.
Tôi chính thức nhận bằng cao đẳng nghề Điều dưỡng của Trường nghề Euro Schule vào ngày 1-9-2022. Lúc này tôi đã trở thành chuyên viên Điều dưỡng chính thức và có thể tự tin đặt các yêu cầu của mình trước nhà tuyển dụng. Tôi được giám đốc Pflege mit Herz, Viện Điều dưỡng ở Gera (bang Thüringen, CHLB Đức), giữ lại làm việc với vị trí chuyên viên Điều dưỡng và hưởng mức lương 2.800 euro/tháng.

 

Huy Trần

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other