Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
Học Sư Phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm

Học Sư Phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư PhạmCó phải học Sư phạm ra làm giáo viên? Để giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về cơ hội nghề nghiệp của sinh viên Sư phạm sau khi tốt nghiệp. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây với chủ đề “Học Sư phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư phạm”.

Ngành Sư phạm học gì?

Ngành sư phạm là gì? Ngành Sư phạm là một ngành khoa học về giáo dục và giảng dạy tại trường học. Người theo đuổi ngành Sư phạm sẽ tham gia vào sự nghiệp trồng người, đạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước.

Học Sư Phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm

Sinh viên ngành Sư phạm sẽ được nghiên cứu về hoạt động giảng dạy và đào tạo con người, chủ yếu dựa trên kiến thức của Tâm lý học giáo dục và khám phá các khía cạnh khác như: phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá và phản hồi, lý thuyết giảng dạy.

Bên cạnh đó, người học ngành Sư phạm cũng thực hiện đánh giá các mục tiêu của nền giáo dục, qua đó đưa ra phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu đó.

Học Sư phạm cần học những môn gì? Các môn học phổ biến trong ngành Sư phạm có thể kể đến như:

  • Quan điểm phê bình trong giáo dục
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Phát triển con người
  • Phát triển chương trình giảng dạy
  • Thực hành Sư phạm
  • Giáo dục liên văn hóa
  • Phương pháp đánh giá, v.v.

Các chuyên ngành Sư phạm

Ngành Sư phạm được chia thành nhiều chuyên ngành phù hợp với nguyện vọng của từng sinh viên, bao gồm:

  • Chuyên ngành Sư phạm mầm non: sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ tham gia vào lực lượng nhân lực tại cấp học mầm non. Yêu trẻ con là một trong những yếu tố then chốt quyết định bạn có phù hợp với chuyên ngành này hay không.
  • Chuyên ngành Sư phạm tiểu học: Sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ công tác tại các trường tiểu học. Trong cấp học này, các thầy cô giáo có thể dạy nhiều môn cùng lúc như Toán học, Văn học, Khoa học tự nhiên, v.v. Đối với các môn năng khiếu sẽ có giáo viên phụ trách riêng.
  • Sư phạm các chuyên ngành: Ở các cấp học cao hơn như trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo viên sẽ dạy 1 – 2 môn chuyên. Sinh viên có thể tham gia học các chuyên ngành như: chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, chuyên ngành Sư phạm Toán, chuyên ngành Sư phạm Vật lý, chuyên ngành Sư phạm Hóa học, chuyên ngành Sư phạm Sinh học, v.v.

Học Sư phạm ra làm gì?

Học Sư phạm ra làm gì? Nhóm ngành Sư phạm luôn là một trong những ngành học được lựa chọn nhiều nhất bởi triển vọng nghề nghiệp trong tương lai vô cùng rộng mở và đa dạng.

Giáo viên, giảng viên

Trở thành giáo viên tại các cơ sở giáo dục là mong muốn của nhiều sinh viên học ngành Sư phạm.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập hoặc đơn vị tư nhân. Dưới sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề học tập và phát triển toàn diện của con em, do đó ngày càng có nhiều trung tâm đào tạo tư nhân mở ra, chẳng hạn như trung tâm tiếng Anh, trung tâm đào tạo các môn năng khiếu, v.v.

Học Sư Phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm

Bởi vậy, nếu bạn là một người yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác thì trở thành giáo viên là một lựa chọn vô cùng phù hợp.

Mức lương của giáo viên có cao không? Theo đó, mức lương của giáo viên tại các đơn vị giáo dục công lập được tính dựa theo bậc lương công chức nhà nước. Đối với giáo viên tại các đơn vị đào tạo tư nhân, mức lương được tính theo nhiều cách khác nhau.

Cán bộ tại các cơ quan quản lý giáo dục

Bên cạnh trở thành một giáo viên, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm có thể trở thành cán bộ tại các cơ quan giáo dục tại Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mức lương của cán bộ tại các cơ quan quản lý giáo dục được tính theo bậc lương công chức, viên chức Nhà nước.

Các công việc khác

Sinh viên Sư phạm tốt nghiệp không chỉ làm giáo viên. Thực vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm hiện nay có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục.

Học Sư Phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm

Một vài nghề nghiệp mà sinh viên Sư phạm có thể lựa chọn sau khi ra trường như:

  • Phiên dịch, biên dịch viên: Đây là nhóm nghề nghiệp rất hot hiện nay và phù hợp với các sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ như ngành Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm tiếng Trung, v.v..
  • Nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên kinh doanh bất động sản hay chứng khoán: Đây là một vị trí không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn. Sinh viên Sư phạm có khả năng giao tiếp tốt, ngoại hình sáng hoàn toàn có thể đảm nhận các công việc này.

Có nên học Sư phạm hay không?

Sư phạm là một nghề vô cùng cao quý, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Câu trả lời CÓ hay KHÔNG sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân.

Bạn nên theo học ngành Sư phạm nếu bạn có những đặc điểm, tố chất phù hợp với ngành như: yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác; kỹ năng giao tiếp tốt; tỉ mỉ, cẩn thận; có khả năng nghiên cứu; tự tin khi đứng trước đám đông; v.v.

Triển vọng nghề nghiệp rộng mở cũng là một yếu tố đáng để bạn cân nhắc lựa chọn học ngành này.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Học Sư phạm Ra Làm Gì? Hướng Đi Nào Cho Sinh Viên Ngành Sư phạm” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến các bạn học sinh sắp chuẩn bị thi Đại học/Cao đẳng hay các bạn sinh viên ngành Sư phạm những thông tin thú vị về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Các bạn thí sinh cần hỗ trợ thêm thông tin liên hệ qua các số hotlines: 0977 334400 – 0966 337755 để được hỗ trợ tư vấn. Chúc các bạn chọn được ngành học phù hợp năng lực sở trường.

 

Nguồn bài viết: Theo Glints – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc.

Huy Trần

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other