Học phi giái đoạn 2 liên thông cao đẳng hệ 03CD15
09.09.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Tìm việc thời “hưng thịnh” đã khó, tìm việc lúc thị trường khủng hoảng như hiện tại càng khó hơn rất nhiều. Sinh viên (SV) cần việc tốt – Nhà tuyển dụng (NTD) cần người giỏi nhưng không phải lúc nào 2 yếu tố này cũng may mắn gặp nhau. Chưa nói đến phía tuyển người đưa ra yêu cầu cao hay khắt khe trong nhìn người, bản thân người tìm việc đôi khi còn tự đánh giá sai giá trị của mình và mắc sai lầm trong ứng tuyển.
Xin nhắc lại lần nữa, chưa bàn đến vấn đề nằm ở phía NTD, chính những suy nghĩ sai lầm của sinh viên khi tìm việc buồng phòng đã, đang và sẽ đánh mất cơ hội ứng tuyển và thuyết phục họ chọn bạn.
Dưới đây là 7 trong số vô vàn những suy nghĩ sai lầm tồn tại trong nhận thức của nhiều sinh viên có ý định dấn thân vào nghề khách sạn ở vị trí nhân viên buồng phòng:
Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Công việc buồng phòng đúng là không đòi hỏi cao người ứng tuyển có bằng cấp và trình độ văn hóa bậc đại học, cao đẳng (có càng tốt) nhưng người đó ít nhất cũng phải biết đọc – viết để hoàn thành bảng checklist công việc; tính toán chính xác để “more” thêm amenities hay đồ dùng khách sạn khác; giao tiếp được để trao đổi công việc với đồng nghiệp và sếp, phản hồi với khách khi cần; nói chuyện được bằng tiếng Anh vì có thể đồng nghiệp, sếp và cả khách là người ngoại quốc; thao tác vi tính cơ bản để check tình trạng phòng, nhập – xóa thông tin liên quan… Ngoài ra, yêu cầu công việc còn cần một người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm và chịu được áp lực cao… Do đó, chỉ những ai tự tin mình đáp ứng được hầu hết các tiêu chí trên thì hãy ứng tuyển để tăng tỉ lệ thành công.
Những cô có tuổi (ngoài 30) ít khi nộp CV xin việc. Đơn giản vì họ không biết tạo hoặc biết chút ít chứ không rành bởi bậc học thấp, công nghệ lại đổi mới mỗi giờ. Một số bạn trẻ cũng không mấy lưu tâm chuẩn bị và hoàn thiện CV vì cho rằng công việc buồng phòng giản đơn, ai cũng làm được. Đây là những suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bất cứ ngành nghề nào, dù phổ thông, cũng đều cần “định giá” được ứng viên đang ứng tuyển. Và CV hay mảnh giấy na ná như thế cho họ những thông tin ban đầu về người đang tìm việc: tên, tuổi, tình trạng hôn nhân, quê quán, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu phấn đấu, sở thích, kỹ năng… từ đó đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp với yêu cầu ở vị trí đó để sàn lọc hồ sơ. Thế nên, có thể coi CV như “giấy thông hành” giúp ứng viên vượt qua vòng sơ loại nhờ chứng minh được mình có tiềm năng hơn những CV khác.
Ở giai đoạn mà người người dùng facebook thì chọn đăng tin tuyển dụng trên mạng xã hội số 1 toàn cầu này giúp việc tuyển người trở nên nhanh chóng. Nhiều khách sạn cũng tuyển buồng phòng trên đó là vì thế. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không xuất hiện những comment hỏi thông tin trống trơn kiểu: “Inbox”, “Ở đâu”, “Còn tuyển không”, “Lương thế nào”, “Làm… rồi có tuyển không”… Sự thật là NTD phần nào nhìn vào đó để quyết định xem có reply lại comment của bạn hay không sau khi đọc và hình thành ấn tượng ban đầu về bạn. Vậy nên, cân nhắc khi đặt câu hỏi, đặt câu hỏi liên quan với câu từ lịch sự là điều một ứng viên chuyên nghiệp và nghiêm túc cần làm.
Nhiều tin tuyển buồng phòng yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương trước đó. Nói như thế không có nghĩa là những ai chưa từng làm công việc này thì không thể ứng tuyển. Vì ai cũng sẽ phải có lần đầu rồi mới có những 1, 2, 3… năm kinh nghiệm làm phòng/ giặt là/ kho vải/ PA… Thế nên, kinh nghiệm đúng là quan trọng nhưng nó có thể được tạo nên bởi thời gian; và chuyện tuyển người không phải lúc nào cũng nhìn vào kinh nghiệm, nhiều khách sạn còn đánh giá qua thái độ, kỹ năng giao tiếp – ứng xử khi giao tiếp và nhiều yếu tố (như thiện cảm, ấn tượng đâu tiên chẳng hạn) cấu thành khác nữa.
Không ít sinh viên tự tin cho rằng với việc học ĐH hay CĐ ra thì đi đâu cũng sẽ xin được việc, thậm chí việc tốt với mức lương cao. Đúng là đã có bằng ĐH & CĐ sẽ được đánh giá cao hơn ở mặt kỹ năng và nghiệp vụ. Tuy nhiên, không ai đảm bảo chắc chắn những gì bạn nói là thật hay hiệu quả công việc bạn đạt được sẽ luôn ở mức cao trong khi bạn chưa thể hiện thực tế cho họ thấy. Hơn nữa, yêu cầu công việc và quy định tại mỗi khách sạn đôi khi không giống nhau và bạn cần người hướng dẫn cũng như thời gian đủ để thích nghi với môi trường mới. Do đó, đừng mắc sai lầm khi phỏng vấn và deal lương ở mức không phù hợp, như thế là đang tự cao và tự đánh mất cơ hội của chính mình trong khi bản thân đang có lợi thế.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là tốt nhưng thái độ thờ ơ và thiếu tinh thần làm việc nhóm, không hỗ trợ đồng nghiệp thì sẽ không được đánh giá cao. Hơn nữa, biết đâu sẽ có lúc bạn cũng cần được giúp đỡ như đau lưng/ đau chân nên di chuyển lâu, làm phòng chậm không kịp tiến độ; phụ nữ đau khi đến tháng khiến cơ thể uể oải, người mệt mỏi không có sức làm việc; bị ốm đột xuất phải tìm người đổi ca hoặc làm giúp… – khi đó, liệu có ai vui vẻ và sẵn sàng giúp khi trước đó họ không mấy hài lòng với tư duy “việc ai người đó lo” của bạn?
Rất ít người, nhất là các bạn trẻ lần đầu chọn ứng tuyển vị trí buồng phòng coi đây là một nghề để học hỏi và gắn bó, phát triển lâu dài. Vì họ nghĩ làm nghề này bị “xã hội” chê, cũng không có tương lai gì. Sai lầm nhé! Mọi bộ phận trong khách sạn đều có con đường thăng tiến riêng rõ ràng. Dù bắt đầu từ vị trí nào, dù xuất phát điểm chỉ là nhân viên cấp thấp nhưng hoàn toàn có thể được cất nhắc lên cấp bậc cao hơn (Tổ trưởng/ Trưởng nhóm, Giám sát, Quản lý…) nếu làm tốt công việc hiện tại và hoàn thiện những kỹ năng, phẩm chất phù hợp với vị trí mới.
Giữa hàng trăm người, trong vô vàn CV ứng tuyển, tại sao NTD lại không chọn bạn? Đơn giản vì bạn chưa mang lại cảm giác mong đợi cho họ, cả trong công việc (là ứng viên tiềm năng), lẫn giao tiếp xã giao hàng ngày (là người thân thiện, cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm và cầu tiến…). Đừng khư khư nghĩ rằng mình tốt: có trình độ, nền tảng nghiệp vụ chuẩn thì xin đâu cũng sẽ nhận; bạn tốt đó nhưng cũng có những ứng viên tốt hơn; hoặc chí ít, thái độ họ tốt hơn. Bởi, kiến thức và kỹ năng có thể học và trau dồi nhưng thái độ là bản chất, đôi khi là thói quen khó mà sửa hẳn được.