Học phi giái đoạn 2 liên thông cao đẳng hệ 03CD15
09.09.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Cocktail hay Mocktail rồi nhiều nguyên liệu khác đều có các tiêu chí để phân loại. Thế công việc Bartender thì sao? Google hay bất kì trang mạng nào cũng không thể trả kết quả lại cho bạn khi gõ: “phân loại Bartender” đâu nên đừng search chi mắc công. Hãy để cao đẳng Viễn Đông giúp bạn nhé!
Quầy bar quan sát, đánh giá, nhận định và chia Bartender ra làm 3 loại, tương ứng với 3 cấp bật khi làm nghề và phát triển với nghề gồm: Pha rượu – Tung hứng – và Trò chuyện.
Cơ bản nhất là pha được ly rượu ngon, tức đúng công thức, ra được vị chuẩn nhưng đồng thời phải hợp vị khách.
Tung hứng tuy chỉ là biện pháp để khách thu hút khách hay giải trí cho khách trong lúc chờ đợi thức uống được phục vụ, thế nhưng nó cần trải qua luyện tập và một chút năng khiếu. Không phải Bartender nào cũng biết tung hứng, hoặc biết nhưng chưa đạt đến độ chuyên nghiệp, cao siêu, khiến khách phải “wow” lên ngưỡng mộ và thích thú, ấn tượng.
Nghệ thuật trò chuyện, trò chuyện hay cao hơn nữa là đón ý để hiểu được khách hàng là kỹ năng khó học nhất, cũng là level cao nhất cần đạt được nếu muốn trở thành Bartender “xịn”.
Có người đến bar theo nhóm bạn, đối tượng khách này chỉ cần rượu ngon và không gian hợp là đủ. Có người đến bar một mình, cần giải trí hay tâm sự, khi đó những màn tung hứng đỉnh cao thật sự cần thiết hay một anh nhân viên đẹp trai, có tài hoặc một em nhân viên xinh gái, có duyên sẵn sàng trò chuyện và lắng nghe câu chuyện của khách là tuyệt vời.
Từ phân loại Bartender trên đây thật ra người biết tung hứng hay bắt được nhịp câu chuyện của khách chưa hẳn đã là Bartender giỏi. Mỗi cách xếp loại nhân viên pha chế rượu như trên sẽ giỏi tương ứng 1 trong 3 mặt đó. Và tùy vào yêu cầu của quán,Nhà hàng – khách sạn nhu cầu của khách sẽ đánh giá xem có cần thiết phải thay đổi và nâng cấp hay không. Bởi chẳng ai toàn diện, cũng không ai hoàn hảo.
Tuy nhiên, luyện tập để giỏi hơn bản thân ngày hôm qua thì không bao giờ thừa. Một Bartender yêu nghề sẽ luôn tìm tòi và học hỏi, rèn luyện để nâng cao và hoàn thiện tay nghề, không chỉ phục vụ công việc mà còn khẳng định giá trị bản thân, xây dựng thương hiệu – tên tuổi trong nghề. Bartender “xịn” gần như có đủ các kĩ năng.
Vậy làm thế nào để luyện tập, trau đồi những kỹ năng này? Không phải dễ đâu nhé. Nhất là những bạn trẻ mới dấn thân vào nghề, hay những quầy bar cơ bản không có dụng cụ để tập luyện.
Bởi: rượu không rẻ để có thể mua vài thùng với đủ loại về tự tập. Đồ nghề tung hứng cũng toàn những đồ dễ bể vỡ, trượt tay một phát thì không biết lương tháng liệu có đủ để đền bù hay không.
Nên thử tìm các vỏ chai sữa rồi thả sỏi hay vật nặng, đổ nước vào để luyện tập trước. Cảm giác lên tay sẽ khá giống như chai rượu thật đấy. Thử đi. Tung hứng cả tuần, múa may quay cuồng, làm đổ vỡ không ít thì tạm thời mới có được cảm giác nặng nặng trên tay. Để đến khi ra nghề rồi thì múa sao cho nhanh nhưng ngon, đừng để múa may cả buổi mà vẫn chưa có được ly rượu ngon, để khách vì chán mà bỏ về chứ không kiên nhẫn nỗi.
Bắt chuyện và duy trì cuộc trò chuyện với khách lại càng cần thời gian quan sát và phán đoán, thử nghiệm cộng với cái duyên nói chuyện sẵn có rồi thay đổi dần để phù hợp với chủ đề và tâm sự của khách…