Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
Chuẩn đầu ra ngành CNKT Điện – Điện tử
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
(CẬP NHẬT 2020)
NGÀNH / NGHỀ:  CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là chương trình được xây dựng dành cho những ai yêu thích lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, nhằm đào tạo thành công người học trở thành các cử nhân Điện, Điện tử. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện  tử nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về kỹ thuật Điện – Điện tử trên nền tảng, bao gồm kiến thức liên quan đến điện, điện lạnh và điện tử như mạch và thiết bị điện – điện tử, ứng kỹ thuật máy tính, điện tử công suất và cảm biến điện tử, và các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành điện – điện tử.
Chương trình chắt lọc những yếu tố cần thiết để tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện nhằm giúp người học tiếp thu hiệu quả kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để sau khi tốt nghiệp, có thể tự tin hoạt động trong các lĩnh vực điện công nghiệp, điện tử, tự động hóa. Chương trình cũng rèn luyện khả năng tư duy độc lập cũng như làm việc nhóm một cách hiệu quả, rèn luyện kỹ năng phản biện và sáng tạo cùng các phương cách giải quyết vấn đề thực tế. Với những khả năng đó, sinh viên sẽ mạnh dạn khi bước ra môi trường xã hội.
 Đồng thời, nội dung của chương trình cũng góp phần trang bị cho người học phẩm chất chính trị vững vàng để trở thành nhân tố tích cực trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2430 giờ (tương đương 119 tín chỉ)
2. Kiến thức
– Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn, có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe;
– Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo; vận dụng được kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và lao động nghề nghiệp;
– Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:
+  An toàn điện khi làm việc;
+  Ứng dụng các loại máy điện, khí cụ điện; thiết kế máy điện và hệ thống điều khiển truyền động điện trong thực tiễn;
+  Xây dựng các quy trình: sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng; thiết kế cung cấp điện, chiếu sáng, chống sét; giám sát và bảo vệ hệ thống điện;
+  Thiết kế và phân tích hoạt động các mạch điện tử, hệ thống điện tử tương tự, điện tử số; lập trình cho các chip điện tử;
+  Thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lạnh dân dụng;
+  Đánh giá mối quan hệ kinh tế – kỹ thuật trong tổ chức sản xuất công nghiệp; xây dựng, quản lý các dự án về điện, điện tử.
3. Kỹ năng
– Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề; xây dựng và phát triển quan hệ cộng đồng; kỹ năng rèn luyện sức khỏe;
– Có kỹ năng tiếng Anh đạt năng lực tương đương B1 (theo Khung năng lực ngoại ngữ chuẩn châu âu);
– Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và sử dụng được một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc thiết kế, thi công mạch điện, điện tử và máy điện;
– Có kỹ năng nghề nghiệp:
+  Thiết kế, lập trình, mô phỏng trên máy tính và thi công các mạch điện, điện tử;;
+  Khai thác và vận hành đúng các hệ thống điều khiển tự động công nghiệp, PLC, vi xử lý, vi điều khiển, SCADA;
+  Vận hành, kiểm tra và sửa chữa các loại máy điện DC, AC trong công nghiệp và dân dụng;
+  Thiết kế các hệ thống: biến đổi, phân phối điện năng, chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, chống sét và nối đất;
+  Vận hành và quản lý tốt hệ thống phân phối điện, hệ thống sản xuất tự động, hệ thống lạnh dân dụng;
+  Đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý và tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường;
+  Tham gia xây dựng, thực hiện và quản lý các dự án sản xuất điện, cung cấp điện và đào tạo nghề có hiệu quả.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
– Có ý thức làm việc một cách cẩn thận, chính xác, đảm đúng quy định chuẩn mực của pháp luật;
– Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình trong công tác;
– Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ;
– Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;
– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc;
– Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc, khả năng thích ứng, linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
– Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển thực tiễn của ngành Điện – Điện tử nói chung;
– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp;
– Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại:
– Các cơ quan bưu chính – viễn  thông, các công ty điện tử tin học Việt Nam;
– Các nhà máy sản xuất điện tử hóa cao, các khu công nghiệp;
– Các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện, quản lý mạng điện trong các cơ sở công nghiệp;
– Các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao – các  dây chuyền, khu công nghiệp, khu chế xuất;
– Các công ty điện lực với vai trò người vận hành, thiết kế trực tiếp hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật;
– Các bộ phận thiết kế, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng và mạng điện công nghiệp của các công tychuyên về điện;
– Các công ty, xí nghiệp sản xuất có sử dụng hệ thống tự động hoá điện – điện tử;
– Các đài thu phát thanh, đài thu phát hình;
– Các công ty, dịch vụ điện lạnh;
– Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện – điện tử.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ

STT

TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM

BẬC (theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia)

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

1

Nhân viên kỹ thuật

X

2

Trưởng bộ phận kỹ thuật

X

3

Nhân viên vận hành, thi công

X

4

Tư vấn, bán hàng

X

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ HƯỚNG NGHIỆP SINH VIÊN

 Địa chỉ: Lô 2, Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. HCM

 Hotlines/Zalo/Viber: 0978 73 4400 – 0977 33 44 00 – 0966 33 77 55

 Facebook/Fanpage:  cao đẳng viễn đông, vivatuvan
 Xét trực tuyến: http://tuyensinh.viendong.edu.vn/xettuyen

 Email: tuvanhuongnghiepsv@vido.edu.vn
 Website: www.viendong.edu.vn – tuyensinh.viendong.edu.vn

 Điện thoại: (028) 389 11111

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other