THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI LẠI HỌC KỲ 242
20.01.2025
Bạn đang tìm kiếm gì?
CDV – Nghề pha chế Bartender nằm trong nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn là nghề tuy còn khá mới nhưng nhu cầu tuyển dụng dân sự cho nghề bartender này lại đang rất lớn.
Người pha chế thường được gọi là bartender tuy nhiên, do có nhiều sự khác biệt về tính chất công việc cũng như mô hình quầy bar, kỹ năng nên “nhân viên pha chế” còn được chia thành 2 hướng là: Bartender và Barista.
– Bartender là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn dạng như: cocktail, soda, đặc biệt là các món liên quan đến rượu hoặc các loại đồ uống khác như: mocktail, cocktail, sinh tố…
– Barista là nhân viên pha chế các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso như: cappucino, latte, mocha, latte art (nghệ thuật tạo hình bọt sữa), thường được gọi chung là cà phê máy…
Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành dịch vụ F&B ở nước ta đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực này rất lớn.
Trong đó Nghề pha chế đã và đang phát triển rất nhanh mỗi năm thị trường đồ uống cần thêm khoảng 10.000 lao động, nhưng hiện tại chỉ mới đáp ứng khoảng 2/3 lao động.
Hơn nữa, mọi người luôn cần một nơi để ăn uống khi đi du lịch, thư giãn mỗi ngày. Chính vì thế tương lai nghề pha chế bartender sẻ phát triển không chỉ ở các thành phố lớn, mà đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều thành phố, tỉnh thành trên toàn quốc.
Lộ trình phát triển và mức lương cho các công việc nghề pha chế
Mỗi vị trí công việc trong lộ trình Nghề Bartender sẽ đảm nhận những nhiệm vụ, trách nhiệm riêng. Theo đó, để đáp ứng được yêu cầu công việc của mỗi vị trí, bạn cần nắm vững kiến thức ngành, rèn luyện tay nghề pha chế và không ngừng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, quản lý, lập kế hoạch kinh doanh…
Để trở thành một nhân viên bartender giỏi chuyên môn, tất nhiên bạn phải biết cách trộn các loại đồ uống sao cho hợp lí về cả liều lượng và qui trình.
Ngoài những loại đồ uống truyền thống có công thức và quy định riêng về thành phần, trình tự mà người pha chế phải tuyệt đối tuân thủ thì họ cũng cần biết sáng tạo thêm các loại đồ uống mới của riêng mình.
Phong cách khi pha chế như: cách cầm chai rượu, dụng cụ, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển, cách phục vụ…
Một nhân viên pha chế phải đảm nhận và trực tiếp chịu trách nhiệm nhiều đầu công việc. Trong đó có các việc cơ bản gồm:
– Chào đón khách. Thực hiện ghi chép, order theo yêu cầu của khách.
– Giới thiệu thực đơn và thực hiện pha chế cho khách.
– Rót thức uống và phục vụ khách hàng. Lúc này, nhân viên pha chế có thể biểu diễn trực tiếp các kỹ thuật độc đáo của mình để gây hứng thú với khách hàng.
Ngoài ra, còn phải thực hiện một số công việc như: kiểm tra để xác định xem khách hàng có đủ độ tuổi để order rượu bia không trước khi phục vụ đồ uống; dọn dẹp khu vực làm việc trước và sau khi hết ca; thanh toán bill cho khách hàng…
Tính chất công việc sáng tạo, thú vị, vị trí công việc đa dạng, lộ trình thăng tiến rộng mở, mức lương hấp dẫn, nhiều chế độ phúc lợi, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động… là những yếu tố đưa pha chế trở thành một ngành giàu tiềm năng phát triển, được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào bản thân người pha chế hoặc quy định riêng về phát triển nhân sự tại các Nhà Hàng Khách Sạn, thương hiệu thức uống… mà lộ trình này có thể thay đổi.
Cụ thể:
– Phụ Bar (Help Bar): Thường dưới 1 năm kinh nghiệm. Mức lương cơ bản cho vị trí này khoảng 170 – 200 USD.
– Pha chế (Bartender/Barista): từ 1 – 2 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp và Flair (kỹ năng biểu diễn). Tuỳ môi trường làm việc mà mức lương cơ bản cho một Bartender/Barista sẽ dao động từ 200 – 240 USD.
– Bar trưởng (Head Bartender): từ 3 – 4 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho bạn. Mức lương cơ bản của vị trí Bar trưởng theo khảo sát mới nhất đang dao động từ 240 – 300 USD.
– Giám sát thức uống (Beverage Supervisor): từ 4 – 8 năm kinh nghiệm. Ở vị trí này, bạn cần nắm bắt được các xu hướng đồ uống để định hướng tiếp cận, phục vụ khách hàng. Mức lương cơ bản mà các NHKS trả cho vị trí này là từ 300 – 400 USD .
– Quản lý thức uống (Beverage Manager): từ 8 – 10 năm kinh nghiệm. Vị trí này đòi hỏi bạn cần có kỹ năng quản lý tốt và có mức cơ bản từ 520 – 650 USD. Một số nơi còn có vị trí Trợ lý Quản lý Bộ phận Pha chế (Assistant Beverage Manager) có mức lương cơ bản dao động từ 440 – 520 USD.
– Quản lý nhà hàng – Bar (Manager) hay Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): từ trên 10 năm kinh nghiệm. Mức lương cơ bản từ 750 – 1090 USD. Một số nơi còn có Trợ lý Quản lý Bộ phận Ẩm thực (Assistant F&B Manager) có mức lương cơ bản thực dao động từ 650 – 750 USD
– Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (Director Of F&B): Mức lương trên 1300 USD. Mức lương này có thể tăng gấp 3 – 4 lần nếu làm việc cho các thương hiệu nhà hàng, khách sạn quốc tế.
Con gái có nên học nghề Bartender?
Không ít người quan niệm nghề Bartender chỉ dành cho nam giới vì tính chất công việc đòi hỏi sự dẻo dai, áp lực cao, luôn luôn làm ca, kể cả ca gãy,… Tuy nhiên, thực tế cho thấy nữ giới có rất nhiều điểm phù hợp với nghề.
Bởi Bartender không chỉ yêu cầu có sức khỏe, kiến thức về nguyên liệu, công thức, phương pháp pha chế, kỹ năng pha chế, kỹ thuật biểu diễn mà còn cần niềm đam mê, sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo trong cắt tỉa trang trí, giao tiếp ứng xử, có tinh thần ham học hỏi, khả năng sáng tạo,… Những kỹ năng năng này lại đặc biệt phù hợp với nữ giới.
– Vị giác tốt: Với một nhân viên pha chế thì khả năng cảm nhận vị giác vô cùng quan trọng. Để pha chế thành công một món đồ uống ngon, họ cần phải biết chính xác mùi vị của nó sẽ như thế nào, khi phối hợp các loại nguyên phụ liệu thì sẽ đạt được hiệu quả ra sao.
– Khéo tay và có óc thẩm mĩ tốt: Đồ uống không chỉ ngon mà còn cần được trình bày cầu kì và đẹp mắt mới có thể thu hút thực khách. Chính vì vậy, óc thẩm mĩ cùng sự khéo tay sẽ giúp các nhân viên pha chế tạo được ấn tượng với khách hàng.
– Am hiểu và có kiến thức vững chắc về các loại đồ uống: Nhân viên pha chế cần am hiểu và có kiến thức vững chắc về các loại đồ uống đa dạng, từ mùi vị, công dụng, tính chất… để biết cách sáng tạo, kết hợp chúng với nhau và tạo ra những món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách khi sử dụng đồ uống.
– Giao tiếp tốt và thích nghi nhanh: Do phải làm việc và tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng đa dạng nên môi trường làm việc của nhân viên pha chế được đánh giá là khá nhạy cảm. Do đó, bạn cần có sự khôn khéo và khả năng giao tiếp tốt, khả năng thích nghi nhanh với tập thể.
– Kỹ năng biểu diễn kỹ năng Flair Bartender: những kỹ thuật biểu diễn pha chế điêu luyện cũng làm nên sự chuyên nghiệp của một nhân viên pha chế, đặc biệt là trong ngành Bartender.
– Kỹ năng tiếng Anh: Đây là kỹ năng quan trọng bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ giúp bạn vượt qua thách thức và mở rộng cơ hội trong nghề
Điểm hồng: ngành này dễ xin việc, nhu cầu nhân lực lớn, lương + tiền típ thì khá cao, làm việc ở môi trường đẳng cấp, sang trọng, có nhiều cơ hội gặp nhiều đối tượng đăng cấp mà trong xh ko phải ai cũng gặp được
Điểm đen: đây là 1 ngành rất cực, phải đi làm thứ bảy, chủ nhật, tối, lễ, tết, khi mới ra trường thì phải làm các vị trí bưng, bê, chạy ban, chà tolet ít nhất từ 3, 6 hoặc 1 năm thì mới được thi nâng bật lên quản lý nha em.