Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
Ngành Quản trị Kinh doanh: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Khi nhắc đến Quản trị Kinh doanh, có nhiều người nhận định rằng ngành học này không tập trung đào tạo chuyên môn sâu nên sau này ra trường khó tìm việc. Nếu ý kiến trên là đúng thì chắc chắn ngành học này sẽ sớm bị đào thải chứ không thể trở thành lựa chọn phổ biến hàng đầu của bao thế hệ sinh viên như thực tế cho thấy. Cùng Viễn Đông nhìn nhận ngành học Quản trị Kinh doanh một cách đúng đắn trong bài viết này các bạn nhé.

Ngành Quản trị Kinh doanh: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Học Quản trị Kinh doanh là học gì?

Định nghĩa một cách ngắn gọn, Quản trị Kinh doanh là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp bất kể đó là công ty tư nhân, trực thuộc nhà nước hay phi chính phủ. Bạn sẽ được học về mọi bộ phận trong một công ty như kế toán, marketing, tài chính, nhân sự,… cùng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc như lãnh đạo, phân tích và cả đạo đức kinh doanh.

Mỗi bộ phận trong công ty đều có hẳn một ngành học riêng vậy tại sao không học chuyên ngành để “một nghề cho chín” mà chọn chương trình thiên về quản lý như Quản trị Kinh doanh? Câu trả lời là ngành Quản trị Kinh doanh sẽ đem lại cho bạn góc nhìn toàn cảnh về hoạt động buôn bán của doanh nghiệp trong khi những ngành học chuyên sâu chỉ là một mắc xích trong cả guồng máy lớn. Sau khi học Quản trị Kinh doanh hệ Cử nhân, nếu có nhu cầu thì bạn vẫn có thể theo học chuyên sâu hơn vào từng khâu ở hệ Thạc sĩ.

Dù  tương lai bạn không có ý định đảm đương vị trí quản lý thì vẫn nên học về quản trị doanh nghiệp để hiểu được tư duy của cấp trên, từ đó có thể phối hợp với họ trong công việc nhịp nhàng hơn. Nhưng Viễn Đông khuyên bạn nên tự tin rằng một ngày mình sẽ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý và hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ngay từ bây giờ để khi thời cơ đến có thể nắm bắt kịp thời.

Tại sao nên chọn học Quản trị Kinh doanh?

Có thể đảm đương nhiều vị trí trong công ty

Không tính đến những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như Kế toán thì sinh viên Quản trị Kinh doanh gần như đều có thể đảm đương hầu hết các vị trí của doanh nghiệp từ nhân viên bán hàng (sales), tư vấn viên, nhân sự, truyền thông,… nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc. Bạn còn có thể luân chuyển giữa các vị trí nên sẽ không gặp tình trạng chán nản khi phải làm một đầu việc quanh năm suốt tháng.

Con đường học tập rộng mở

Vốn dĩ ngành học này cung cấp thông tin của nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có vô số lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ Thạc sĩ như Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Kinh tế hay Thạc sĩ Khởi nghiệp. Khối ngành này được nhiều người quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để bạn thoải mái lựa chọn. Nhiều trường đại học còn có các cho ngành học này.

Xem thêm thông tin về liên thông

Tư duy khởi nghiệp

Nếu chọn học Quản trị Kinh doanh thì bạn sẽ được hình thành tư duy khởi nghiệp nhanh hơn những bạn chọn ngành khác. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trước tiên nên chắc chắn có được nhiều lợi thế. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn thì khả năng thành công và cạnh tranh sẽ tốt hơn.

Ai phù hợp với ngành Quản trị Kinh doanh?

Đam mê kinh doanh

Đam mê kinh doanh có nghĩa là bạn sẽ không ngại dầm mưa dãi nắng để lấy hàng hoặc giao hàng, không ngượng ngùng khi quảng bá sản phẩm đến mọi người, không tiếc công sức tư vấn bán hàng cho khách và luôn theo dõi những chuyển biến của thị trường. Nếu bạn yêu thích mọi công đoạn của việc bán hàng thì ngành học này sẽ là mảnh đất để bạn tha hồ vùng vẫy.

Không sợ những con số

Nói đến buôn bán thì không thể tránh những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Không phải ai cũng có thể làm việc tốt với những con số nên nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê những số liệu có phần khô khan thì không nên dấn thân. Một dấu hiệu đơn giản giúp bạn có câu trả lời rõ ràng là nếu hồi cấp ba bạn yêu thích các bộ môn như Toán – Lý – Hóa thì khả năng cao là bạn sẽ không ái ngại với hàng loạt số liệu trong lĩnh vực Kinh doanh.

Không ngại làm việc nhóm

Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải có một đội ngũ đồng lòng và hợp sức. Ngay cả khi bạn không đảm đương vị trí quản lý thì vẫn phải có tinh thần đồng đội để cùng nhau phối hợp với mọi người thì công ty mới phát triển. Nếu bạn chuộng làm việc một cách độc lập hoặc ít bị sự chi phối nhất có thể thì Kinh doanh không phải là ngành học lý tưởng khi phải họp hành suốt ngày dài.

Sự xông xáo

Lĩnh vực Kinh doanh đòi hỏi sự linh hoạt và tháo vát vì bán được hàng không phải là chuyện đơn giản. Nếu bạn tự nhận thấy mình là người nếu thất bại ở kế hoạch A thì lập tức triển khai kế hoạch B thì kinh doanh sẽ là môi trường phù hợp để bạn vùng vẫy.

Tư duy nhạy bén và thực tế

Thị trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên bạn cần phải linh hoạt thích nghi để đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng. Ngoài ra bạn không nên bước vào lĩnh vực kinh doanh với những hoài bão xa vời mà cần nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ thực tế. Gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thì bạn phải dùng lý trí để phân tích tình huống nhằm hạn chế rủi ro thất bại hết mức có thể.

Thích giao tiếp với mọi người

Ngoài việc giao tiếp với đội ngũ trong công ty thì bạn có thể còn phải chịu khó tương tác với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư để mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng doanh số. Kỹ năng giao tiếp hay ăn nói luôn được đề cao trong lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực Kinh doanh nhưng tính cách còn khá rụt rè thì nên chủ động cải thiện thì mới có thể gia nhập thương trường.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh như thế nào?

Tùy thuộc vào vị trí bạn đảm đương trong công ty mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Tuy nhiên có một quy tắc chung là nếu bạn có thể đem lại doanh thu càng nhiều cho công ty, hay nói cách khác là bán được nhiều hàng thì thu nhập của bạn sẽ càng cao. Vì lẽ đó nên các công việc không trực tiếp bán hàng như Kế toán hay Nhân sự thường sẽ chỉ nhận lương cứng còn những vị trí xông pha ngoài mặt trận để đem đơn hàng về cho doanh nghiệp như marketing hay sales thì ngoài lương cứng còn có thêm khoản thưởng tùy thuộc vào doanh số. Bù lại thì các công việc liên quan đến bán hàng sẽ áp lực hơn nhiều vì bạn sẽ phải cạnh tranh với hằng hà sa số công ty đối thủ trên thị trường để có thể đạt chỉ tiêu.

Ngành Quản trị Kinh doanh: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp Ngành Quản trị Kinh doanh: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

 

Điểm hồng

Môi trường tìm việc dễ dàng, lương vô định mức tùy năng lực, môi trường làm việc sẽ giúp em trở thành người năng động

Điểm đen

áp lực công việc và hiệu quả công việc cao, phải có tính cạnh tranh và phải có sức bền kiên nhẫn trước thất bại. Yêu cầu phải năng động và sáng tạo

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other