Học phi giái đoạn 2 liên thông cao đẳng hệ 03CD15
09.09.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM dự báo về nhu cầu nhân lực thành phố giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 như sau:
Giai đoạn 2018 – 2020, tổng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế thành phố tăng trung bình 2,1% một năm từ mức 4.346 nghìn người năm 2018 lên khoảng 4.611 nghìn người vào năm 2020. Giai đoạn 2021 – 2025, tổng nhu cầu nhân lực tăng trung bình 3% một năm, lên khoảng 5.345 nghìn người vào năm 2025.
Theo định hướng đến năm 2025, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực dịch vụ, nhu cầu nhân lực giữa các khu vực cũng có sự dịch chuyển. Đến năm 2018, 2020 và 2025, cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: Dịch vụ (65,19% – 65,68% – 67,84%) – công nghiệp, xây dựng (32,70% – 32,40% – 30,73%) và nông nghiệp (2,11% – 1,92% – 1,43%).
Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 19%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 45%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 36%.
Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 – 5%.
Trong giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo bình quân chiếm 85%, nhu cầu nhân lực bình quân có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.
Biểu 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Ngành kinh tế | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc
(Người/ năm) |
1 | Nông nghiệp | 2 | 6.000 |
2 | Công nghiệp – Xây dựng | 28 | 84.000 |
3 | Dịch vụ | 70 | 210.000 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm | 100 | 300.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Loại hình | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc
(Người/năm) |
1 | Nhà nước | 5 | 15.000 |
2 | Ngoài nhà nước | 64 | 192.000 |
3 | Có vốn đầu tư nước ngoài | 31 | 93.000 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm | 100 | 300.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Ngành nghề | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc (Người/ năm) |
1 | Cơ khí | 5 | 15.000 |
2 | Điện tử – Công nghệ thông tin | 8 | 24.000 |
3 | Chế biến lương thực thực phẩm | 4 | 12.000 |
4 | Hóa chất – Nhựa cao su | 4 | 12.000 |
Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm | 21 | 63.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Ngành nghề | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc (Người/ năm) |
1 | Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm | 5 | 15.000 |
2 | Giáo dục – Đào tạo | 6 | 18.000 |
3 | Du lịch | 9 | 27.000 |
4 | Y tế | 5 | 15.000 |
5 | Kinh doanh tài sản – Bất động sản | 4 | 12.000 |
6 | Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai | 3 | 9.000 |
7 | Thương mại | 13 | 39.000 |
8 | Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng | 5 | 15.000 |
9 | Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin | 5 | 15.000 |
Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm | 55 | 165.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 5: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Ngành nghề | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc (Người/ năm) |
1 | Truyền thông – Quảng cáo – Marketing | 8 | 24.000 |
2 | Dịch vụ phục vụ | 9 | 27.000 |
3 | Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ | 10 | 30.000 |
4 | Quản lý – Hành chính – Nhân sự | 4 | 12.000 |
5 | Kiến trúc – Xây dựng – Môi trường | 5 | 15.000 |
6 | Công nghệ – Nông lâm | 4 | 12.000 |
7 | Khoa học – Xã hội – Nhân văn | 3 | 9.000 |
8 | Ngành nghề khác | 3 | 9.000 |
Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động | 46 | 138.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Nhóm ngành | Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) | Số chỗ làm việc (Người/ năm) |
1 | Kỹ thuật công nghệ | 35 | 89.250 |
2 | Khoa học tự nhiên | 7 | 17.850 |
3 | Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính | 33 | 84.150 |
4 | Khoa học xã hội – Nhân văn – Du lịch | 8 | 20.400 |
5 | Sư phạm – Quản lý giáo dục | 5 | 12.750 |
6 | Y – Dược | 5 | 12.750 |
7 | Nông – Lâm – Thủy sản | 3 | 7.650 |
8 | Nghệ thuật – Thể dục – Thể thao | 4 | 10.200 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân | 100 | 255.000 |
Ghi chú: Tổng số 255.000 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Biểu 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025
STT | Trình độ nghề | 2018 – 2020 | 2021 – 2015 | ||
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%) | Số chỗ làm việc (Người/năm) |
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%) | Số chỗ làm việc (Người/năm) |
||
1 | Trên đại học | 2 | 6.000 | 2 | 6.000 |
2 | Đại học | 15 | 45.000 | 18 | 54.000 |
3 | Cao đẳng | 16 | 48.000 | 16 | 48.000 |
4 | Trung cấp | 27 | 81.000 | 28 | 84.000 |
5 | Sơ cấp nghề | 20 | 60.000 | 21 | 63.000 |
6 | Lao động chưa qua đào tạo | 20 | 60.000 | 15 | 45.000 |
Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm | 100 | 300.000 | 100 | 300.000 |
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2018 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ.
Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc TT Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM