Khai giảng 2 lớp Thiết kế đồ họa – Tạo mẫu & chăm sóc sắc đẹp tại Trung tâm GDTX tỉnh Sóc Trăng ngày 19/12/2024
21.12.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Em muốn làm giám đốc thì học ngành gì và học ở đâu? Giám đốc là nghề mà nhiều bạn trẻ mơ ước. Để làm được giám đốc thì không chỉ đòi hỏi phải có trình độ cao mà còn phải có tố chất lãnh đạo. Để giúp em tới gần hơn với ước mơ của mình, bài viết dưới đây sẽ cho em biết các thông tin về “Muốn làm giám đốc thì học ngành gì?”
Giám đốc hay còn gọi là CEO (Chief Executive Officer) người quản lý doanh nghiệp. CEO quản lý tất cả các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp hay công ty. Với mục đích để tất cả nhân sự phối hợp chặt chẽ làm việc hiệu quả. Không yêu cầu về hiệu quả doanh thu cho công ty, giám đốc cũng là người biết gắn kết tinh thần nội bộ.
Em muốn làm giám đốc thì cần học ngành gì?
Nếu bạn đang nhắm đến vị trí giám đốc, việc lựa chọn ngành học là một bước quan trọng. Trong thế giới kinh doanh, vai trò của giám đốc không chỉ giới hạn ở mức chung chung mà còn đa dạng với các vị trí như giám đốc marketing, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, và nhiều vị trí khác nữa. Tuy nhiên, để trở thành một CEO, bạn cần sở hữu kiến thức rộng và sâu về vận hành doanh nghiệp.
CEO phải có khả năng nhìn nhận tổng thể và hiểu rõ công việc của từng bộ phận. Để đạt được mục tiêu này, việc học ngành Quản trị Kinh doanh là lựa chọn hợp lý. Ngành này tập trung vào việc trang bị kiến thức về quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, từ sản xuất đến tiếp thị. Sinh viên học Quản trị Kinh doanh được dạy cách duy trì và phát triển doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống và quy trình vận hành hiệu quả.
Mặc dù một số giám đốc bộ phận tài chính có thể tiến lên vị trí CEO, nhưng thường không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, nếu bạn đang mơ ước trở thành một giám đốc, học ngành Quản trị Kinh doanh là một lựa chọn có trí tuệ và chiến lược.
Những tố chất cần có nếu muốn làm giám đốc
Để trở thành một giám đốc thành công, không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có những tố chất cá nhân quan trọng sau:
Tóm lại, việc trở thành một giám đốc đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và các tố chất cá nhân như đạo đức, quyết đoán, giao tiếp, lãnh đạo và lập kế hoạch.
Học Quản trị Kinh doanh là học gì?
Định nghĩa một cách ngắn gọn, Quản trị Kinh doanh là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp bất kể đó là công ty tư nhân, trực thuộc nhà nước hay phi chính phủ. Bạn sẽ được học về mọi bộ phận trong một công ty như kế toán, marketing, tài chính, nhân sự,… cùng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc như lãnh đạo, phân tích và cả đạo đức kinh doanh.
Mỗi bộ phận trong công ty đều có hẳn một ngành học riêng vậy tại sao không học chuyên ngành để “một nghề cho chín” mà chọn chương trình thiên về quản lý như Quản trị Kinh doanh? Câu trả lời là ngành Quản trị Kinh doanh sẽ đem lại cho bạn góc nhìn toàn cảnh về hoạt động buôn bán của doanh nghiệp trong khi những ngành học chuyên sâu chỉ là một mắc xích trong cả guồng máy lớn. Sau khi học Quản trị Kinh doanh hệ Cử nhân, nếu có nhu cầu thì bạn vẫn có thể theo học chuyên sâu hơn vào từng khâu ở hệ Thạc sĩ.
Dù tương lai bạn không có ý định đảm đương vị trí quản lý thì vẫn nên học về quản trị doanh nghiệp để hiểu được tư duy của cấp trên, từ đó có thể phối hợp với họ trong công việc nhịp nhàng hơn. Nhưng Viễn Đông khuyên bạn nên tự tin rằng một ngày mình sẽ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý và hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ngay từ bây giờ để khi thời cơ
Con đường học tập rộng mở
Vốn dĩ ngành học này cung cấp thông tin của nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có vô số lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ Thạc sĩ như Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Kinh tế hay Thạc sĩ Khởi nghiệp. Khối ngành này được nhiều người quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để bạn thoải mái lựa chọn. Nhiều trường đại học còn có các cho ngành học này.
Xem thêm thông tin về liên thông
Tư duy khởi nghiệp
Nếu chọn học Quản trị Kinh doanh thì bạn sẽ được hình thành tư duy khởi nghiệp nhanh hơn những bạn chọn ngành khác. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trước tiên nên chắc chắn có được nhiều lợi thế. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn thì khả năng thành công và cạnh tranh sẽ tốt hơn.
Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh như thế nào?
Tùy thuộc vào vị trí bạn đảm đương trong công ty mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Tuy nhiên có một quy tắc chung là nếu bạn có thể đem lại doanh thu càng nhiều cho công ty, hay nói cách khác là bán được nhiều hàng thì thu nhập của bạn sẽ càng cao. Vì lẽ đó nên các công việc không trực tiếp bán hàng như Kế toán hay Nhân sự thường sẽ chỉ nhận lương cứng còn những vị trí xông pha ngoài mặt trận để đem đơn hàng về cho doanh nghiệp như marketing hay sales thì ngoài lương cứng còn có thêm khoản thưởng tùy thuộc vào doanh số. Bù lại thì các công việc liên quan đến bán hàng sẽ áp lực hơn nhiều vì bạn sẽ phải cạnh tranh với hằng hà sa số công ty đối thủ trên thị trường để có thể đạt chỉ tiêu.
Ưu điểm
Môi trường tìm việc dễ dàng, lương vô định mức tùy năng lực, môi trường làm việc sẽ giúp em trở thành người năng động
Nhược điểm
áp lực công việc và hiệu quả công việc cao, phải có tính cạnh tranh và phải có sức bền kiên nhẫn trước thất bại. Yêu cầu phải năng động và sáng tạo