Bạn đang tìm kiếm gì?

icon-vn
Đăng ký
Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng

Trong mấy năm gần đây, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS quyết định rẽ hướng sang học nghề đang dần tăng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản về tâm lý và chính sách khiến tỷ lệ này chưa được như kỳ vọng.

Mô hình 9+3
Từ năm 2011, Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị đã có nội dung về tăng cường phân luồng học sinh (HS) sau THCS, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% HS sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Từ đó đến nay, nhiều trường CĐ và trung cấp đã thực hiện mô hình 9+3, HS tốt nghiệp THCS vừa học nghề chương trình trung cấp vừa học chương trình văn hóa theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng

Hiện nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích học nghề sau THCS.

Phụ huynh vẫn còn e ngại
Theo tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH, sau Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị, mới đây nhất là Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 của Thủ tướng Chính phủ, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50 – 55% HS tốt nghiệp THCS và THPT.

“Thế nhưng hiện nay tính trung bình trên toàn quốc mới chỉ có khoảng 19 – 20% HS tốt nghiệp THCS vào học nghề. Con số này đã tăng nhiều so với những năm trước đây, dù tỷ lệ vẫn chưa được như kỳ vọng. Dù chính sách đã tạo điều kiện để thu hút HS đi học nghề, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và rào cản từ tâm lý phụ huynh và từ một số quy định về sử dụng người lao động”, tiến sĩ Quốc Bình đánh giá.

Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng

Trường Cao đẳng Viễn Đông chào mừng hơn 200 tân sinh viên nhập học hệ Cao đẳng 9+3+1 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS ngày 17/06/2024.

Cần tích hợp giáo dục nghề nghiệp vào chương trình phổ thông

Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS từ sớm, thậm chí ngay từ bậc tiểu học. Trong tương lai nên tích hợp một số nghề vào chương trình, cho HS được làm quen, thử “đóng vai” các vị trí nghề nghiệp, từ đó mới biết khả năng, mong muốn để hướng tới. “Nhà nước đã miễn phí học nghề, thì nên có chính sách miễn phí luôn khi các em học các môn văn hóa trong trường nghề. Ngoài ra, chính sách sử dụng lao động tại các cơ quan hành chính nhà nước cũng nên thay đổi để người học nghề có thể được tuyển dụng ở những vị trí phù hợp”, tiến sĩ Bình chia sẻ.

Một trong những giải pháp để thu hút HS học nghề, theo thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM), là các trường nghề phải thực sự chú tâm đầu tư về chất lượng đào tạo, uyển chuyển thay đổi được phương pháp giảng dạy.

Thạc sĩ Lệ Thu nêu quan điểm: “Để thu hút thêm nhiều người học, trường nghề mong muốn được đào tạo văn hóa hệ GDTX và được sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT giống các trung tâm GDTX; vì hiện nay Bộ GD-ĐT cho phép các em trường nghề có học văn hóa được đi thi THPT để lấy điểm xét tuyển ĐH nhưng không được cấp bằng THPT. Bên cạnh đó, nên thống nhất bộ dữ liệu thông tin dùng chung khi HS được quyền lựa chọn đăng ký học nghề ngay trên hệ thống của Bộ GD-ĐT”.

Tỷ lệ HS khá, giỏi chủ động chọn học nghề đang tăng

Thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu cho biết Trường CĐ Viễn Đông hằng năm tuyển sinh rất tốt đối tượng này. Các năm gần đây trường thu hút rất nhiều HS khá, giỏi vào học chương trình 9+. Năm 2023 – 2024, có hơn 50% HS khá, giỏi 4 năm liền THCS đăng ký ngay từ đầu, cho thấy phụ huynh đã bắt đầu có cái nhìn khác về học nghề.

Thông tin chi tiết về chương trình Tuyển sinh Cao đẳng 9+3+1 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (gồm 2 giai đoạn) dành cho học sinh tốt nghiệp THCS năm 2024 chi tiết tại đây.

Nguồn: Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng (thanhnien.vn)

Để lại bình luận

not-robot
Vui lòng nhập đầy đủ thông tin
user-plus Tuyển sinh
Xem tất cả ngành đào tạo Xem các chương trình liên kết Quốc tế Đăng ký xét tuyển
zalo other