THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI LẠI HỌC KỲ 242
20.01.2025
Bạn đang tìm kiếm gì?
1. Tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh
– Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
– Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing…
– Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.
2. Quản trị kinh doanh là học những gì ?
Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, có khá nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực, tùy từng trường sẽ có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như:
– Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính…
– Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
– Quản trị Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR…
Quản trị kinh doanh thương mại: chuyên ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.
– Khi đến trường, ngoài những môn lý luận chính trị bắt buộc phải học thì bạn sẽ được học những gì cơ bản nhất, tổng quan nhất như môn: quản trị học, kinh tế vi mô – vĩ mô, marketing căn bản, nguyên lý kế toán, kinh tế lượng…
– Sau khi bạn có kiến thức cơ bản nhất về kinh tế, bạn sẽ bắt đầu được học những môn chuyên sâu hơn như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án, Thị trường chứng khoán, Thống kê kinh doanh, Nghệ thuật lãnh đạo,…
– Bạn phải tìm ra những môn nào mình thật sự thích và có hứng thú tìm hiểu nó. Bởi khi học, bạn chỉ học cái nền tảng, còn những kiến thức chuyên sâu thì không. Nếu không chịu tự học và tìm hiểu ở ngoài, bạn sẽ không thể làm được những công việc chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó.
3. Cơ hội việc làm cho ngành Quản trị kinh doanh
– Học Quản trị kinh doanh ra làm gì là câu hỏi mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất trước mỗi kỳ tuyển sinh. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
– Những nghề nghiệp của ngành này thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng… Với các công việc cụ thể khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh:
– Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng;
– Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch
– Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
– Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;
– Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
4. Những tố chất cần có để học ngành Quản trị kinh doanh
Để theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần có những tố chất sau:
– Có đam mê kinh doanh;
– Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán;
– Có tư duy logic, thích giao tiếp, có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác;
– Nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế – xã hội liên quan và xử lý tin tức nhanh gọn;
– Giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong mọi mối quan hệ;
– Biết lắng nghe và chia sẻ, biết thấu hiểu nhưng cũng biết quyết đoán, cứng rắn đúng lúc đúng chỗ;
– Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
– Chăm chỉ, kiên trì và chịu được áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG Địa chỉ: Lô 2, Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM Điện thoại: 028.389.11111 Hotline/Zalo: 0977334400 – 098.325.4400 – 0933474400 Website: www.viendong.edu.vn – tuyensinh.viendong.edu.vn |
Hàn Y