Bế mạc Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp
29.11.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
“Phải chăng, tính tỉ mỉ khi làm bếp là không phù hợp? Làm bếp giỏi cần tốc độ nhiều hơn?…một câu hỏi nan giải của các bạn sinh viên khi chọn ngành Bếp. Vậy hôm nay, chúng ta cùng xem thử một đầu bếp cần điều gì nhé!
SV Viễn Đông học tập và làm việc Ngành Bếp tại Đức
Đúng là làm bếp hay hầu hết các công việc đòi hỏi sự chỉn chu đều yêu cầu tính tỉ mỉ cao. Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng, tính nắn nót chỉnh sửa và dọn dẹp từng tí một những việc không cần thiết sẽ khiến năng suất làm việc bị kéo dài, chậm hoàn thành công việc.
Một đầu bếp nhà hàng 5 sao cũng từng có giai đoạn bị nguyên cả bếp cô lập, không tương tác nhiều hay giao đến những việc cần tốc độ chỉ vì ngứa mắt bởi cái tính tỉ mỉ thái quá của anh. Dĩ nhiên, anh đầu bếp này cũng luôn bị đánh giá thấp hơn nhiều những nhân viên bếp khác chân tay nhanh nhẹn.
Thực tế, hãy nghĩ đến cảnh nhà hàng tiếp đón 3 đoàn khách với order trên dưới 50 món khác biệt. Lúc này, một chef sẽ nhận chế biến 2-3 đĩa/món. Khi đó, nếu chỉ mãi chăm chút cho 1 đĩa đồ ăn chỉ vì bản thân chưa vừa ý mà trì hoãn sửa soạn những món chưa xong thì khả năng lên món chậm, thiếu món là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc cả đội tất bật làm việc cho kịp tiến độ còn bạn lại chậm rãi, thậm chí có chút cố chấp nắn nót mãi 1 món sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc của cả team lẫn năng suất công việc của cá nhân chef đó.
Nhiều tin tuyển đầu bếp có yêu cầu tính tỉ mỉ khi làm việc của ứng viên, cũng cần người nhanh nhẹn, có trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc. Nghĩa là, một đầu bếp giỏi cần rèn luyện để sở hữu được cả 2 điều trên, tuyệt đối không nên thiên về chỉ 1 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc. Tức nhất định không được hi sinh tốc độ cho chất lượng, và ngược lại, không được hi sinh chất lượng cho tốc độ. Một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ không bao giờ lấy lý do chậm vì kỹ tính, hay cẩu thả vì nhiều việc quá. Bất kỳ một lời biện minh nào cũng chỉ cho thấy rằng bạn vẫn đang còn yếu trong bếp, ít nhất là so với nơi bạn đang làm việc và nỗ lực cống hiến để phát triển.
Vậy làm thế nào để cân bằng được 2 yếu tố tỉ mỉ và tốc độ khi làm việc?
Rèn luyện và nghiêm túc rèn luyện là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, lệch qua chất lượng, tức tỉ mỉ quá thường dễ sửa hơn hơn lệch tốc độ. Bởi từ chậm thành nhanh sẽ luôn dễ hơn là từ ẩu thành cẩn thận.
+ Quan sát cách chef khác làm việc, đặc biệt chú ý vào những điểm khiến họ nhanh hơn mình để học tập và áp dụng rèn luyện mỗi ngày.
+ Làm nhiều để rút ra kinh nghiệm, khi đó, tự bản thân sẽ nhận ra cái gì cần thiết và cái gì không.
+ Luôn chịu trách nhiệm và có ý thức với bất cứ việc gì mình làm.
Ai cũng cần tự đánh giá đúng bản thân đang ở đâu, sở hữu khuyết điểm, điểm yếu gì để rèn luyện và khắc phục mỗi ngày. Miễn là xác định tư tưởng phải cố gắng cải thiện từng giờ, từng ngày chứ không thể chấp nhận điểm yếu này là cái giá cho một điểm mạnh khác thì tư duy và hành động thực tế chắc chắn sẽ khác.
Tỉ mỉ là tốt nhưng vẫn phải cố gắng để nhanh hơn. Bếp nào cũng cần tốc độ cả. Bạn không trốn được đâu. Vậy nên, nhớ tìm ra nguyên do của cái sự chậm chạp trong công việc và tìm cách hay để nhanh lên, dĩ nhiên, vẫn phải đảm bảo sự chỉn chu khi ra món nhé!