KẾ HOẠCH KHÁM SỨC KHỎE HSSV NĂM HỌC 2024-2025
25.12.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Khi xã hội phát triển, đời sống con người tốt hơn thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh ngành Y, ngành Dược thì ngành Điều dưỡng đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu của mình trong đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế.
Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm. Và câu hỏi ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì? cũng là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.
Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cường chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Khi theo học đại học ngành Điều dưỡng, các Điều dưỡng tương lai sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và điều dưỡng. Cũng như sẽ được trau dồi khả năng phân tích và áp dụng nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa. Và các biện phá duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người cũng là những kiến thức quan trọng mà chương trình học sẽ cung cấp cho các bạn.
Sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và điều dưỡng. Cũng như sẽ được trau dồi khả năng phân tích và áp dụng nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa.
Và các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người cũng là những kiến thức quan trọng mà chương trình học sẽ cung cấp cho các bạn.
SV sẽ được trang bị kiến thức về Điều dưỡng cơ sở Sức khỏe – môi trường và vệ sinh nâng cao sức khỏe, Dược lý Điều dưỡng, Đạo đức Điều dưỡng, Pháp luật – Tổ chức Y tế, Giáo dục sức khỏe và thực hành Điều dưỡng, Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh Nội khoa, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, Chăm sóc sức khỏe người bệnh cao tuổi, Chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Quản lý Điều dưỡng, Nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, . . .
Ngoài ra, SV còn được trang bị kiến thức bổ trợ như: Chẩn đoán và chăm sóc Điều dưỡng, Dược lâm sàng, Chăm sóc bệnh chuyên khoa, và các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. . . kỹ năng nghề nghiệp như: Thủ tục hành chính bệnh viện, Y khoa nâng cao, Cận lâm sàng, Thư ký y khoa,..
Đào tạo người điều dưỡng lành nghề để có thể đảm nhận vai trò trong môi trường y tế: phòng ngừa, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.Tạo được sự tự tin khi hành nghề, thăng tiến nghề nghiệp, và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với các thành phần khác trong hệ thống y tế để làm việc tại các chuyên khoa của các bệnh viện lớn, nhỏ tại TPHCM, các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện, các phòng khám lớn nhỏ, viện nghiên cứu, trường điều dưỡng, trung tâm điều dưỡng, trạm y tế, các bộ phận y tế trong các trường học và doanh nghiệp và các cơ sở y tế tư nhân có tư cách pháp nhân.
Hơn nữa, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC – được thành lập từ ngày 31/12/2015), Điều dưỡng viên Việt Nam được tự do di chuyển và làm việc tại các nước thuộc AEC và ngược lại. Đây sẽ là một cơ hội to lớn cho những bạn chọn học ngành Điều dưỡng.
Điều dưỡng viên giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân như đo huyết áp, phụ bác sĩ đo điện tim, siêu âm và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
Tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, đây là nghề đang được kính trọng nhất hiện nay. Tuy nhiên tại Việt Nam thì tình hình không khả quan và còn nhiều tồn tại, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của điều dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung về vai trò của người điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế.
Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực
Ở Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ông Đào Thành thuộc Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, hầu hết các bệnh viện đều thiếu điều dưỡng, trung bình mỗi người phải quản lý gần 3 giường bệnh.
Do đó, các điều dưỡng chỉ có thể thực hiện y lệnh điều trị và theo dõi chứ không đủ thời gian chăm sóc toàn diện bệnh nhân đúng như chức năng của họ (gần gũi hỏi han, chăm sóc về tinh thần…). Do quá thiếu điều dưỡng viên nên một số bệnh viện phải thuê những người không có chuyên môn làm công việc chăm sóc bệnh nhân.
Đặc biệt, các nước trên thế giới thì nguồn nhân lực về ngành Điều dưỡng thiếu càng trầm trọng: như Mỹ (là một trong những nước đông dân đang thiếu trầm trọng các điều dưỡng viên tay nghề cao được đào tạo bài bản theo quy trình chuẩn, còn trống 100.000 vị trí điều dưỡng con số dự kiến sẽ tăng cao tới 434.000 cho tới năm 2020.
Mức lương ngành điều dưỡng ở Mỹ rất cao không dưới 45.000usd/năm), Canada (từ năm 2016 ngành điều dưỡng tại đây thiếu 113.000 điều dưỡng viên do một số điều dưỡng cũ nghỉ hưu, và thị trường sức khỏe tăng cao); Úc (nước có ngành công nghiệp và dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn thứ 3 thế giới.
Úc sử dụng tới 10,6% nhân lực lao động của đất nước vào nghề điều dưỡng. Úc đang cần tới 12.000 điều dưỡng viên chuẩn tay nghề tốt nghiệp mỗi năm để đáp ứng cho ngành công nghiệp này); Philippines; Nhật Bản cũng đang khan hiếm nguồn nhân lực ngành này;…
Cơ hội nghề nghiệp
Tại CĐ Viễn Đông Sinh viên được học thực hành, thực tế tại các bệnh viện lớn và uy tín trong TP. HCM như: Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bình Dân; Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2; Bệnh viện nhiệt đới; Bệnh viện Hùng Vương; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và các bệnh viện tuyến quận khác;…
* Sinh viên được kiến tập thực tế ngay từ học kỳ đầu tiên.
ĐIỂM HỒNG
ĐIỂM ĐEN