Khai giảng 2 lớp Thiết kế đồ họa – Tạo mẫu & chăm sóc sắc đẹp tại Trung tâm GDTX tỉnh Sóc Trăng ngày 19/12/2024
21.12.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Nếu bạn yêu thích việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là đối tượng mẹ và bé, thì nghề hộ sinh là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Trong bài viết này, Viễn Đông mời bạn cùng khám phá ngành hộ sinh thông qua những thông tin liên quan đến khái niệm, yêu cầu đầu vào, trách nhiệm công việc và cách giúp bạn trở thành nhân viên hộ sinh.
Từ lâu, ngành hộ sinh đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của khoa Phụ Sản, cũng như sự thành công của các ca sinh nở.
Hộ sinh là ngành y tế chuyên biệt, tập trung chăm sóc sức khoẻ xuyên suốt thời gian mang thai, sinh nở, hậu sản và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Tuy không tốn nhiều thời gian học như Bác sĩ, ngành Hộ sinh vẫn yêu cầu sinh viên phải tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục điều dưỡng hoặc y tế, được chứng nhận và có kinh nghiệm thực hành. Hầu như tất cả các trường đại học sẽ yêu cầu bằng cấp về sinh học (hoặc ít nhất là một môn khoa học khác). Ngoài ra, một số môn học khác như như tâm lý hoặc xã hội sẽ giúp bạn hiểu thêm về tâm lý của phụ nữ mang thai và gia tăng lòng trắc ẩn trong bạn. Nếu bạn đam mê học các môn trên, có thể việc học để trở thành nhân viên hộ sinh (NVHS) sẽ không thể làm khó bạn.
Sinh viên ngành Hộ sinh trường Cao đẳng Viễn Đông thực hành tại bệnh viện.
Nhân viên trong ngành hộ sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện từ sức khỏe thể chất đến tinh thần. Họ tập trung vào việc xây dựng hành trình mang thai an toàn cho phụ nữ, đảm bảo rằng mẹ bầu và từng cột mốc thay đổi của thai nhi sẽ nhận được sự chăm sóc ân cần nhất trong toàn bộ hành trình sinh sản.
Các NVHS sẽ cung cấp thông tin, kỹ năng và hỗ trợ phụ nữ đưa ra quyết định sáng suốt về sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, họ sử dụng các kiến thức chuyên môn để thúc đẩy quá trình sinh nở bình thường và giảm thiểu các can thiệp dao kéo không cần thiết, đồng thời sẵn sàng xử lý các biến chứng hoặc trường hợp khẩn cấp có thể phát sinh trong thời gian sinh nở.
Vai trò chính của ngành hộ sinh là tư vấn trước khi thụ thai, chăm sóc trước, trong và sau khi sinh. Hộ sinh thường cộng tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, bao gồm cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Cử nhân hộ sinh phải hoàn thành chương trình giáo dục chính thức để bắt đầu sự nghiệp hộ sinh của mình. Tùy theo từng quốc gia sẽ có những yêu cầu riêng, nhưng hầu hết các chương trình hộ sinh đều cung cấp các khóa học kết hợp giữa lý thuyết và đào tạo lâm sàng.
Chương trình giảng dạy bao gồm nhiều môn học như giải phẫu, sinh lý học, sức khỏe sinh sản, chăm sóc trước khi sinh, chuyển dạ và sinh nở, chăm sóc trẻ sơ sinh, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc sau sinh.
Có thể dễ dàng thấy, sau đại dịch Covid, nhu cầu về lực lượng lao động trong ngành y tế đang tăng cao đáng kể, trong đó có cả ngành hộ sinh khi đã thành công ngăn chặn đến khoảng ⅔ số ca tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cũng chính vì thế mà mức thu nhập của ngành này rất đáng ngưỡng mộ.
Ở nhiều quốc gia, ngành hộ sinh được trả mức lương cạnh tranh phản ánh tầm quan trọng của công việc và trình độ chuyên môn cần thiết. Nhìn chung, mức lương hộ sinh có thể dao động từ trung bình đến tương đối cao. Ở nước phát triển như Mỹ, mức lương có thể dao động từ $101,973 đến $136,274 tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tại Anh, mức lương sẽ rơi vào tầm từ £25,000 đến £46,000 mỗi năm. Hay ở Canada, ngành hộ sinh được trả từ $52,000 đến $124,000 mỗi năm dựa vào kinh nghiệm và vị trí. Đối với New Zealand, nhân viên hộ sinh kiếm được $78.000 mỗi năm hoặc $40 mỗi giờ và có thể lên đến $119,000 mỗi năm theo Pay Scales and Salary Expert.
Điểm hồng
Ngành hộ sinh là ngành phục vụ sức khỏe cộng đồng nên được mọi người đánh giá cao. Mức lương cao và ổn định. Bên cạnh đó còn được học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng không chỉ áp dụng trong công việc mà ngay cả đời sống nó vô cùng hữu ích. Có nhiều cơ hội phát triển.
Điểm đen
Ngành hộ sinh thường phải làm việc trong môi trường luôn xuất hiện các tình huống khẩn cấp đòi hỏi bạn phải chịu được áp lực tốt. Hơn nữa bạn luôn phải trực tiếp làm việc với đa dạng bệnh nhân và gia đình của họ nên buộc bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén ứng xử mọi tình huống có thể xảy ra. Hơn nữa còn đòi hỏi bạn có thể làm việc buổi tối kể cả cuối tuần
Huy Trần