Thực hiện công tác cấp bù học phí cho đối tượng HSSV thuộc đối tượng người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp (Khối CD15)
14.01.2025
Bạn đang tìm kiếm gì?
CDV – Ngành tiếng Anh đã trở thành công cụ thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khả năng tiếng Anh tốt cũng luôn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn.
Ngôn ngữ Anh trở thành ngành học “thời thượng”, thu hút nhiều thí sinh định hướng theo đuổi. Đối với những bạn có khả năng ngoại ngữ tốt và mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh thì ngành Sư phạm Tiếng Anh là một lựa chọn phù hợp với nguyện vọng đó.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giao lưu thương mại giữa các quốc gia là một điều tất nhiên. Tiếng Anh có vị trí quan trọng trong giao lưu thương mại đó.
Thực tế là hiện nay nhiều người giỏi tiếng Anh lại không được đào tạo chuyên ngành kinh tế hay kỹ thuật. Ngược lại, nhiều người giỏi các chuyên ngành khoa học kinh tế kỹ thuật lại không thông thạo ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo ngành tiếng Anh thương mại mong muốn đáp ứng được nhu cầu vừa giỏi chuyên môn kinh tế thuuwong mại vừa tinh thông ngoại ngữ. Giỏi tiếng Anh là một thuận lợi lớn nhưng giỏi tiếng Anh thương mại còn là một thuận lợi nữa.
Tiếng Anh thương mại là ngành học nghiên cứu và đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực ngoại ngữ và kinh tế thương mại. Nói cách khác, đây là ngành học đào tạo kết hợp ngành ngôn ngữ Anh và ngành kinh tế thương mại.
Tuy nhiên, các kiến thức được kết hợp nhiều hơn, nâng cao tính ứng dụng qua lại giữa 2 ngành. Như vậy có thể thấy, tiếng Anh thương mại là ngành học có tính ứng dụng rất cao và đa dạng lĩnh vực.
Khối kiến thức đào tạo của ngành cũng hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình tìm kiếm và ứng tuyển nhiều công việc phổ biến hiện nay. Tiếng Anh thương mại thật sự là ngành học mang lại lợi ích gấp đôi cho những sinh viên của ngành.
Về kiến thức
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng Tiếng Anh ở cấp độ đại học. Cụ thể là có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh (Nghe hiểu, Nói, Đọc hiểu, Viết) tương đương với trình độ C1 (trình độ 5 CAE) của Đại học Cambridge (Anh) hoặc 90 điểm TOEFL IBT của ETS (Mỹ) hoặc 7.0 IELTS; có khả năng phiên dịch và biên dịch tiếng Anh thông thạo trong các lĩnh vực thương mại.
Về ngoại ngữ
Cử nhân Tiếng Anh Thương mại sau khi tốt nghiệp đạt trình tương đương Cấp độ B1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu (HSK cấp độ 3 đối với tiếng Trung), theo Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về tin học văn phòng
Cử nhân Tiếng Anh Thương mại sau khi tốt nghiệp đạt các chứng chỉ Tin học Văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) của Cetiport – Hoa Kỳ theo các nội dung: Microsoft Word, Microsoft Excel (điểm thi ≥ 700), biết sử dụng tốt phần mềm Microsoft Power Point và biết khai thác thành thạo mạng internet.
Về kỹ năng
Cử nhân Tiếng Anh Thương mại được đào tạo các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hiện đại, hội nhập như sau:
– Các kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp xã hội và giao tiếp trong kinh doanh: giao tiếp qua điện thoại, thuyết trình, tham gia hội nghị, đàm phán, thương thuyết, thư tín thương mại…
– Các kỹ năng biên-phiên dịch Anh-Việt, Việt-Anh
– Các kỹ năng tin học văn phòng, tin học ứng dụng.
– Các kỹ năng mềm: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, lập kế hoạch
– Kỹ năng tự học và nghiên cứu khoa học.
Tiềm năng ngành tiếng Anh thương mại
Tiềm năng của ngành học này thể hiện rõ nét nhất ở tính ứng dụng đa dạng chuyên ngành. Kết hợp với yêu cầu mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, sinh viên ngành tiếng Anh thương mại sẽ sở hữu công cụ kép trong tay để làm việc và phát triển kiến thức rộng hơn nữa.
Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng ứng viên có kiến thức kinh tế và biết ứng dụng ngoại ngữ của các doanh nghiệp ngày càng cao. Các ứng viên ngành học khác cũng đang rất nỗ lực hoàn thiện khả năng ngoại ngữ bên cạnh chuyên ngành của mình. Vậy nên, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại thực sự đang nắm nhiều lợi thế trong tay hơn.
Các vị trí công tác mà một sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh thương mại có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm: Phiên – Biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Nhờ được trang bị một khối lượng kiến thức cơ bản về kinh doanh, thương mại, sinh viên cũng có thể làm việc tại các vị trí khác trong các phòng chức năng của các tổ chức, các công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài, các tổ chức, cơ quan có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, kinh doanh như: hải quan, xuất nhập khẩu, bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing.
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, cử nhân Tiếng Anh thương mại cũng có thể đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Ngành tiếng Anh thương mại ra trường làm gì?
Nắm trong tay một ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại, cơ hội việc làm của các cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại sau khi ra trường là rất phong phú, đa ngành nghề. Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như sau:
– Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại tại các doanh nghiệp
Khác với sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại được trang bị vốn kiến thức kinh tế thương mại nhất định. Đó chính là lý do ngành học này dễ hòa nhập với văn hóa quan hệ của các doanh nghiệp hơn.
Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại này thường làm việc chung hoặc liên kết với phòng PR- Quan hệ công chúng để giải quyết các vấn đề xung quanh việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các vị trí BTV chuyên môn tại các cơ quan truyền thông
Vị trí biên tập viên, phóng viên, nhà báo, chuyên viên chuyên mục kinh tế trong các cơ quan truyền thông luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc linh hoạt, đa ngành như các cử nhân Tiếng Anh thương mại.
Với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, sinh viên tiếng Anh thương mại có thể cập nhập nhanh chóng thông tin kinh tế thế giới và cả trong nước. Bên cạnh đó, các kỹ năng ngành truyền thông sẽ được bổ trợ thêm qua quá trình làm việc với đội ngũ, học tập và nâng cao chuyên môn.
– Các vị trí nghiệp vụ tại các tổ chức kinh tế-xã hội của Việt Nam và quốc tế
Các vị trí này có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, nếu theo đuổi sự nghiệp tại đây, các bạn tân cử nhân cần xác định khả năng làm việc nghiên cứu chuyên sâu của bản thân.
Bên cạnh các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, những dự án nghiên cứu thị trường và tình hình kinh tế xã hội cũng được thực hiện rất nhiều. Trong những mô hình dự án như vậy, vốn tiếng Anh và sự năng động của ngành thương mại sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn.
– Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh hoặc kinh tế thương mại
Một vị trí mang tính nghiên cứu khác chính là công việc giảng dạy. Các nghề nghiệp như giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đều có khả năng phù hợp với sinh viên ngành tiếng Anh thương mại.
Tuy nhiên, công việc này cần quá trình học tập, nghiên cứu tại trường học trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu là một sinh viên thích môi trường làm việc tại các cơ sở giáo dục, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch học tập cao hơn để nắm bắt cơ hội cho mình.
Nguyễn Xuân Lâm