Diễn tập phòng cháy chữa cháy dành cho cán bộ nhân viên tại Cao đẳng Viễn Đông 26/12/2024
26.12.2024
Bạn đang tìm kiếm gì?
Quy chế tuyển sinh ĐH, quyết định liên thông giữa trình độ trung cấp, CĐ với ĐH đều cho phép người tốt nghiệp trình độ trung cấp đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định Bộ GD-ĐT được dự tuyển ĐH. Nhưng trên thực tế có trường chấp nhận, trường từ chối.
Nhiều trường chỉ nhận người có bằng tốt nghiệp THPT
Từ nhiều năm nay, các trường trung cấp, CĐ được tuyển sinh và đào tạo học sinh (HS) tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp (9+). Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những HS này phải học khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) nhằm giúp HS phát triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp và những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
Học sinh tốt nghiệp THCS học trung cấp hệ 9+ bị hạn chế liên thông do có trường ĐH nhận, có trường không
Sau khi đã học và thi đạt yêu cầu, HS được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, những HS có bằng trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành môn văn hóa, sẽ không thể thi kỳ thi tốt nghiệp THPT để có bằng tốt nghiệp THPT do chỉ học 4 môn. HS nào muốn có bằng tốt nghiệp THPT phải đăng ký học chương trình giáo dục thường xuyên gồm 7 môn và đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tại Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT năm 2022, người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định, thuộc đối tượng được dự tuyển. Tương tự, tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2017 quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ CĐ với trình độ ĐH, đây cũng là đối tượng được dự tuyển cả hình thức chính quy và vừa làm vừa học.
Quy định đã cụ thể, rõ ràng, nhưng trên thực tế, có trường ĐH chấp nhận, có trường không. Chẳng hạn trong đề án tuyển sinh của các trường ĐH Tài chính – Marketing, Tôn Đức Thắng, Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có xét tuyển ĐH đối tượng HS tốt nghiệp trung cấp. Trong đó Trường ĐH Tài chính – Marketing và Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có nhận liên thông với đối tượng này. Nhưng tại các trường như Sư phạm kỹ thuật, Công nghiệp TP.HCM, Công thương TP.HCM, Nông Lâm TP.HCM, Kinh tế – Luật, Cần Thơ… chỉ nhận xét tuyển ĐH với thí sinh tốt nghiệp THPT và chỉ tuyển liên thông với người tốt nghiệp CĐ, không nhận trung cấp hệ 9+.
Thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM), nhận định: “Hiện nay việc xét tuyển vào ĐH còn nhiều hạn chế với HS trung cấp hệ 9+ do nhiều trường yêu cầu thí sinh phải tốt nghiệp THPT. Đây cũng là một rào cản khiến khó thu hút HS sau THCS đi học trung cấp như mục tiêu của công tác phân luồng”.
Chương trình đào tạo không tương thích, khó chuyển đổi
Tiến sĩ Thái Doãn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết trường không tuyển sinh liên thông từ trung cấp do số lượng đăng ký không nhiều. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo trung cấp, CĐ thuộc bộ LĐ-TB-XH có nhiều khác biệt so với chương trình đào tạo ĐH nên khi chuyển đổi tín chỉ khá phức tạp. Thậm chí HS phải học lại từ đầu do không chuyển đổi được.
Cũng cùng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng cho rằng do chương trình học giữa 2 hệ thống không tương thích với nhau, việc xét miễn học phần tương đương rất khó. “Bên cạnh đó, nếu điều kiện đầu vào là thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT, thì các em học ĐH thuận lợi hơn do nền tảng kiến thức các môn văn hóa tốt hơn”, thạc sĩ Khang cho hay.
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM lại thẳng thắn lý giải vì e ngại HS không đủ năng lực để học ĐH nên trường không xét đối tượng này. “Phần lớn HS tốt nghiệp THCS vào học trung cấp là do học không tốt các môn văn hóa nên không đậu vào lớp 10 công lập. Vào trường nghề các em chỉ phải học 4 môn, đa số 4 môn thì các trường nghề tự đào tạo, nên chúng tôi có chút lo lắng”, vị trưởng phòng đào tạo nhận định.
Bên cạnh đó, vị này cũng cho biết chương trình nghề đa số học về thực hành, với các tên môn học, nội dung và hàm lượng môn học không tương thích với chương trình đào tạo ĐH, nên nếu liên thông cũng khó chuyển đổi tín chỉ, HS sẽ phải học lại từ đầu nên thời gian liên thông không phải là 2 – 2,5 năm mà có thể tới 3,5 – 4 năm.
Nhiều học sinh đăng ký học 7 môn văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, thuận lợi hơn cho việc liên thông ĐH
Chủ động liên kết xây dựng chương trình tương thích
Muốn tạo điều kiện cho HS liên thông thì trường nghề phải định hướng cho HS ngay từ đầu về việc tốt nghiệp sẽ liên thông lên các trường ĐH nào là giải pháp mà thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu đưa ra. “Trường nghề phải làm việc với một số trường ĐH, đảm bảo nguồn tuyển và xây dựng lại chương trình cho tương thích, tên gọi các môn học phải giống nhau, số tín chỉ phải đạt yêu cầu. Đặc biệt việc đào tạo văn hóa trong trường nghề cũng phải đảm bảo chất lượng để các em đủ năng lực học bậc ĐH”, thạc sĩ Thu chia sẻ.
PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường có xét tuyển HS trung cấp hệ 9+ vào học liên thông hệ vừa làm vừa học. Đối tượng này chiếm 50% mỗi năm.